Vào cuối thế kỷ 14, Goryeo đã rơi vào khủng hoảng cả bên trong và bên ngoài do sự tập trung quyền lực quá mức vào giới quý tộc và sự xâm lược của Quân Khăn xếp đỏ và quân Uy Khấu (Nhật Bản). Lúc này, lực lượng do tướng quân Yi Seong Gye lãnh đạo nhận được sự ủng hộ của dân chúng nhờ đẩy lui Quân Khăn xếp đỏ và quân Uy Khấu (Nhật Bản), đã lật đổ vua Goryeo và suy tôn Yi Seong Gye lên làm vua Taejo, vị vua đầu tiên của triều đại mới. Sau khi lên ngôi vua, Taejo đã đổi quốc hiệu thành Joseon, quyết định lấy Hanyang (Seoul ngày nay), vùng đất có phong thuỷ tốt làm kinh đô, xây dựng cung điện Gyeongbokgung, điện thờ Jongmyo, đường xá và chợ,...
Hanyang không chỉ nằm ở trung tâm bán đảo Triều Tiên mà còn dễ dàng tiếp cận và giao lưu trong và ngoài nước qua sông Hàn khiến nơi đây trở thành địa điểm tối ưu để đặt thủ đô.
Vua Taejong, con trai của vua Taejo, là vị vua thứ ba của triều đại Joseon đã có công ổn định ngôi vị, đặt nền móng xây dựng đất nước. Ông ban hành Đạo luật Hopae để quản lý dân số quốc gia và xác lập thể chế trung ương tập quyền, trong đó sáu Bộ phụ trách nền hành chính quốc gia (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Công, Hình) trực tiếp báo cáo lên nhà vua. Vua Sejong, con trai của vua Taejong, đã mở ra một kỷ nguyên phồn vinh trên các mặt chính trị, xã hội và văn hóa. Vua đã cho thành lập điện Jiphyeonjeon để phát triển chính sách và nghiên cứu định hướng của đất nước. Dưới thời trị vì của vua Sejo đến Vua Seongjong, bộ luật Kyungguk Daejeon (Kinh quốc đại điển) đã được biên soạn nhằm thiết lập hệ thống cai trị vĩnh cửu của quốc gia, qua đó hệ thống cai trị của vương triều Joseon càng thêm được củng cố.
Sáng tạo bảng chữ cái Hangeul
Hàn Quốc đã sử dụng chữ Hán kể từ những vương triều cổ đại. Idu và Hyangchal là hệ thống ký tự được xây dựng trên cơ sở chữ Hán để ghi lại tiếng Hàn, cũng đã được sử dụng. Tuy nhiên, do không có văn tự nào có thể biểu đạt suy nghĩ một cách tự do nên rất cần có một hệ thống chữ viết dễ học và dễ dùng hơn.
Nhận thấy điều này, vào năm 1443, vua Sejong đã sáng tạo ra chữ Hangeul (bảng chữ cái tiếng Hàn) và ban hành rộng rãi trong dân chúng vào năm 1446. Hangeul là bảng chữ cái khoa học và dễ học nhất trên thế giới, được lấy cảm hứng từ các hình dạng của cơ quan phát âm của con người, Hangeul đã cải thiện đáng kể sự giao tiếp giữa triều đình và người dân. Sau đó, bảng chữ cái này đã đóng vai trò quyết định trong việc giúp Hàn Quốc xây dựng nền tảng như một quốc gia văn hoá.
Sự phát triển của khoa học và kĩ thuật
Trong triều đại Joseon, khoa học và kĩ thuật đã phát triển vượt bậc. Đồng hồ nước Jagyeongnu, đồng hồ mặt trời Angbuilgu và công cụ quan sát thiên văn Honcheonui đã được phát minh trong thời kỳ này.
Máy đo lượng mưa đã được chế tác và trở thành thiết bị đo lượng mưa đầu tiên trên thế giới. Ngoài ra còn có thiết bị Injiui và Gyuhyeong được sử dụng để đo đạc đất đai, lập bản đồ. Triều đại vua Taejo cũng đã lập Cheonsang Yeolcha Bunyajido (bản đồ các chòm sao) dựa trên bản đồ thiên văn vẽ từ thời Goguryeo. Triều đại vua Sejong đã chế tạo bộ lịch Chiljeongsan (tính toán các chuyển động của bảy thiên thể) dựa trên lịch Shoushi của Trung Quốc và lịch Hồi giáo của Ả Rập. Trong lĩnh vực y học những cuốn sách như "Hyangyakjipseongbang", tổng hợp các loại dược liệu và phương pháp điều trị phù hợp với khí hậu, và "Uibangyuchi", một bộ bách khoa toàn thư y học,... đã được biên soạn. Với sự phát triển của kỹ thuật in kim loại, các bảng in kim loại như Gyemija và Gabinja đã được chế tác, rất nhiều sách đã được xuất bản.
Quan hệ đối ngoại của triều đại Joseon
Triều đại Joseon đã duy trì quan hệ thân thiết với nhà Minh kể từ khi thành lập. Hai bên trao đổi sứ giả hàng năm và giao lưu văn hoá, kinh tế sôi nổi.
Ngoài ra, Joseon chấp nhận yêu cầu của Nhật Bản cho mở ba cảng gồm Busan, Jinhae, Ulsan và cho phép hoạt động thương mại, đồng thời ký Thoả ước Quý Hợi vào năm 1443 để giao dịch hàng hoá trong phạm vi giới hạn. Joseon cũng thông thương với các quốc gia châu Á khác như Ryukyu, Xiêm và Java,...
Sự phát triển của kỹ thuật thủ công mĩ nghệ
Một trong những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu của triều đại Joseon là đồ gốm sứ. Gốm sứ xám xanh Buncheong hoặc gốm sứ trắng Baekja được sử dụng rộng rãi tại hoàng thất và công đường. Gốm Buncheong với vẻ ngoài đơn giản và chắc chắn được làm bằng cách sơn đất sét trắng lên lớp men ngọc bích được sử dụng rộng rãi ở thời kỳ đầu Joseon. Kỹ thuật sản xuất đồ sứ của Joseon đã liên tục được cải tiến và phát triển thành đồ sứ trắng tinh xảo Baekja vào khoảng thế kỷ 16. Gốm Baekja của Joseon, tiếp nối truyền thống của Goryeo, có kiểu dáng đơn giản, nền nã, đã được sử dụng rộng rãi, hài hòa với thị hiếu văn hóa hiền sĩ.
Imjin Waeran (Biến loạn Nhâm Thìn)
Kể từ khi được thành lập vào thế kỉ 14 đến thế kỉ 15, Joseon đã duy trì mối quan hệ tốt với Nhật Bản. Tuy nhiên, vào thế kỷ 16, Nhật Bản yêu cầu giao thương nhiều hơn nhưng Joseon không chấp thuận.
Người Nhật Bản đã khiến xã hội Joseon khuynh đảo khi gây ra biến loạn Sampo (biến loạn Tam cảng) (năm 1510) và biến loạn Ất Mão (năm 1555). Toyotomi Hideyoshi đã giải quyết tình trạng hỗn loạn thời Chiến Quốc kéo dài hơn 120 năm và thống nhất Nhật Bản. Ông huy động 200.000 quân xâm lược Joseon nhằm phân tán quyền lực của các chư hầu và ổn định quyền thống trị của mình. Cuộc chiến này xảy ra 2 lần trong 7 năm từ 1592 đến 1598, được gọi là Imjin Waeran (biến loạn Nhâm Thìn).
Quân đội Nhật Bản đã xâm chiếm Pyeongyang và tỉnh Hamgyeong-do trong khi vua Joseon trốn chạy đến Uiju và yêu cầu hỗ trợ quân sự từ nhà Minh. Các nghĩa binh trên toàn Joseon đã nổi dậy để chống lại Nhật Bản.
Đặc biệt, thủy quân dưới sự lãnh đạo của tướng quân Yi Sun Shin, tướng quân vĩ đại nhất của triều đại Joseon, đã liên tiếp giành được nhiều thắng lợi, nắm quyền kiểm soát trên biển, bẻ gãy đà tiến của quân Nhật bằng cách bảo vệ vựa lúa Honam, ngăn chặn các tàu tiếp tế của Nhật. Hơn thế nữa, khi quân Nhật trở lại xâm lược Joseon vào năm 1597, tướng quân Yi Sun Shin với 13 tàu chiến đã chiến đấu với hạm đội 133 tàu của Nhật và giành được chiến thắng vĩ đại, được lưu lại trong lịch sử chiến tranh thế giới. Đây được gọi là trận hải chiến Myeongnyang.
Vào cuối triều đại Joseon, khi thương mại và công nghiệp phát triển, mô hình giáo dục Seodang (thư đường) lan rộng, chất lượng đời sống của người dân được cải thiện, văn hóa giải trí cũng trở nên đa dạng. Tiểu thuyết viết bằng chữ Hangeul được phổ cập rộng rãi và các loại hình văn hóa giải trí như hát kể chuyện pansori và múa mặt nạ cũng phát triển. Đặc biệt, pansori, hình thức hát kể chuyện bằng cách truyền tải các câu chuyện cụ thể đan xen giữa hát xướng và lời thoại đã được yêu thích rộng rãi. Chú hề Gwangdae có thể thêm hoặc bớt câu chuyện và khán giả sẽ cùng tham gia bằng các câu xướng đệm. Vì vậy loại hình biểu diễn này đã phát triển thành văn hóa dân gian tiêu biểu. Vào cuối thế kỷ 19, Shin Jae Hyo đã biên soạn và chỉnh sửa lời hát kể chuyện pansori. Chunhyangga (Xuân Hương ca), Simcheongga (Thẩm Thanh ca), Heungboga (Hưng Phủ ca), Sugungga (Thủy cung ca) và Jeokbyeokga (Xích bích ca) được lưu truyền tới ngày nay và được gọi là năm vở madang pansori. Loại hình kịch mặt nạ như talnori và sandae nori cũng được ưa chuộng như loại hình giải trí dân gian.
Đặc biệt, thủy quân dưới sự lãnh đạo của tướng quân Yi Sun Shin, tướng quân vĩ đại nhất của triều đại Joseon, đã liên tiếp giành được nhiều thắng lợi, nắm quyền kiểm soát trên biển, bẻ gãy đà tiến của quân Nhật bằng cách bảo vệ vựa lúa Honam, ngăn chặn các tàu tiếp tế của Nhật. Hơn thế nữa, khi quân Nhật trở lại xâm lược Joseon vào năm 1597, tướng quân Yi Sun Shin với 13 tàu chiến đã chiến đấu với hạm đội 133 tàu của Nhật và giành được chiến thắng vĩ đại, được lưu lại trong lịch sử chiến tranh thế giới. Đây được gọi là trận hải chiến Myeongnyang.
Sau thất bại sâu sắc cùng cái chết của Toyotomi Hideyoshi, quân xâm lược Nhật Bản rút quân về nước. Nhiều di sản văn hóa bao gồm cả chùa Bulguksa đã bị phá hủy do sự xâm lược của quân đội Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật Bản đã học được kiến thức và kỹ thuật tiên tiến của Joseon thông qua sách, khuôn chữ và tranh đã cướp bóc. Đặc biệt, những nghệ nhân Joseon bị quân Nhật bắt cóc đã giúp Nhật phát triển văn hóa gốm sứ.
Vào cuối triều đại Joseon, khi thương mại và công nghiệp phát triển, mô hình giáo dục Seodang (thư đường) lan rộng, chất lượng đời sống của người dân được cải thiện, văn hóa giải trí cũng trở nên đa dạng. Tiểu thuyết viết bằng chữ Hangeul được phổ cập rộng rãi và các loại hình văn hóa giải trí như hát kể chuyện pansori và múa mặt nạ cũng phát triển. Đặc biệt, pansori, hình thức hát kể chuyện bằng cách truyền tải các câu chuyện cụ thể đan xen giữa hát xướng và lời thoại đã được yêu thích rộng rãi. Chú hề Gwangdae có thể thêm hoặc bớt câu chuyện và khán giả sẽ cùng tham gia bằng các câu xướng đệm. Vì vậy loại hình biểu diễn này đã phát triển thành văn hóa dân gian tiêu biểu. Vào cuối thế kỷ 19, Shin Jae Hyo đã biên soạn và chỉnh sửa lời hát kể chuyện pansori. Chunhyangga (Xuân Hương ca), Simcheongga (Thẩm Thanh ca), Heungboga (Hưng Phủ ca), Sugungga (Thủy cung ca) và Jeokbyeokga (Xích bích ca) được lưu truyền tới ngày nay và được gọi là năm vở madang pansori. Loại hình kịch mặt nạ như talnori và sandae nori cũng được ưa chuộng như loại hình giải trí dân gian.