Chế độ tự trị địa phương được áp dụng hoàn toàn từ tháng 6 năm 1995. Mặc dù luật tự trị địa phương được ban hành vào năm 1949, nhưng luật này đã bị đình chỉ hiệu lực hoặc cuộc bầu cử đã bị trì hoãn do bất ổn chính trị bởi chiến tranh liên Triều, cách mạng ngày 19 tháng 4 và đảo chính quân sự ngày 16 tháng 5. Các chính quyền tự trị địa phương được phân chia thành chính quyền đô thị lớn và chính quyền địa phương cơ bản. Tổng cộng có 16 chính quyền đô thị lớn bao gồm thành phố đặc biệt Seoul, 6 thành phố lớn, 8 tỉnh và tỉnh tự trị đặc biệt Jeju. Tháng 7 năm 2012, thành phố phức hợp trung tâm hành chính - thành phố tự trị đặc biệt Sejong đã được thành lập nâng tổng số chính quyền đô thị lớn lên 17. Có 226 chính quyền địa phương cơ bản gồm thành phố (si), huyện (gun), quận (gu). Người đứng đầu các chính quyền địa phương và đại biểu hội đồng địa phương được người dân bầu thông qua bỏ phiếu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm.
Người đứng đầu một chính quyền tự trị địa phương có thể được tái nhiệm tối đa 3 lần còn các đại biểu hội đồng địa phương không bị giới hạn về việc tái nhiệm kỳ. Chế độ tự trị địa phương có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hiện thực hóa "chủ nghĩa dân chủ lấy dân làm gốc", tôn trọng ý nghĩ và sự tham gia của người dân địa phương.