Giới thiệu về Hàn Quốc

KOREAN CULTURAL CENTER

  • Giới thiệu về Hàn Quốc
  • Lịch sử
  • Sự khởi đầu của lịch sử Hàn Quốc (Thời tiền sử - Thời đại Gojoseon)

Lịch sử của đất nước Hàn Quốc bắt đầu ở vùng Mãn Châu và bán đảo Triều Tiên. Thời điểm con người bắt đầu sinh sống ở khu vực này là vào khoảng 700.000 năm trở về trước.

Những di tích tiêu biểu của người thời đại đồ đá cũ đã sử dụng các dụng cụ làm từ xương hoặc sừng động vật và công cụ từ mảnh đá vỡ được tìm thấy tại hang Geomeunmoru ở Sangwon, tỉnh Pyeongannam-do; thôn Jeongok-ri ở Yeoncheon, tỉnh Gyeonggi-do; thôn Seokjang-ri ở Gongju, tỉnh Chungcheongnam-do; và hang Durubong ở Cheongju, tỉnh Chungcheongbuk- do. Họ đã sống theo bầy và kiếm ăn bằng cách săn bắt, hái lượm.



Hand Axe

Rìu tay
Dụng cụ đa năng này có niên đại từ thời kỳ đồ đá cũ, được phát hiện ở thôn Jeongok-ri, huyện Yeoncheon-gun, tỉnh Gyeonggi-do.



Lịch sử của đất nước Hàn Quốc bắt đầu ở vùng Mãn Châu và bán đảo Triều Tiên. Thời điểm con người bắt đầu định cư ở khu vực này là vào khoảng 700.000 năm trở về trước. Những di tích tiêu biểu của người thời đại đồ đá cũ đã sử dụng các dụng cụ làm từ xương hoặc sừng động vật và công cụ từ mảnh đá vỡ được tìm thấy tại hang Geomeunmoru ở Sangwon, tỉnh Pyeongannam-do; thôn Jeongok-ri ở Yeoncheon, tỉnh Gyeonggi-do; thôn Seokjang-ri ở Gongju, tỉnh Chungcheongnam-do; và hang Durubong ở Cheongju, tỉnh Chungcheongbuk do. Họ đã sống theo bầy và kiếm ăn bằng cách săn bắt, hái lượm.

Thời đại đồ đá mới của Hàn Quốc bắt đầu khoảng 8.000 năm trước công nguyên. Người dân bắt đầu canh tác và trồng các loại ngũ cốc như kê, dần định cư và hình thành xã hội thị tộc. Họ mài đá để tạo ra nhiều loại công cụ bằng đá khác nhau để sử dụng. Đồ gốm tiêu biểu của thời kỳ đồ đá mới là bình đất nung họa tiết răng lược.

Comb-pattern Pottery

Bình đất nung họa tiết răng lược
Bình đất nung có đáy nhọn này được khai quật ở phường Amsa-dong, Seoul, là di tích lịch sử tiêu biểu của thời kỳ đồ đá mới.



Những bình gốm này đã được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên Bán đảo Triều Tiên như phường Amsa-dong, Seoul; Namgyeong, Pyeongyang; và Suga-ri, Gimhae, tỉnh Gyeongsangnam-do.

Thời đại đồ đồng bắt đầu vào khoảng thế kỷ 10 TCN ở bán đảo Triều Tiên và vào thế kỷ 15 TCN ở Mãn Châu. Các di tích thời đại đồ đồng phân bố đồng đều trên toàn bộ bán đảo Triều Tiên và tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm của Trung Quốc. Cùng với sự phát triển của văn hóa đồ đồng, xã hội do tộc trưởng thống trị đã xuất hiện và bước vào giai đoạn các tộc trưởng mạnh hợp nhất nhiều bộ tộc xung quanh thành một để phát triển thành quốc gia.

Các bộ tộc đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập Gojoseon - quốc gia đầu tiên xuất hiện, là bộ tộc tin vào chúa trời và bộ tộc tôn sùng gấu. Hai bộ tộc này cùng suy tôn Dangun Wanggeom và đưa ông lên làm thầy tế chính và là nhà lãnh đạo chính trị của họ. Gojoseon đã phát triển nền văn hoá của riêng mình ở Liêu Ninh, Trung Quốc và lưu vực sông Daedong-gang. Vào thế kỷ 3 TCN, các vị vua hùng mạnh là vua Buwang và vua Junwang đã thay nhau cai trị. Dưới vua là hệ thống cai trị gồm sang (tướng), daebu (đại phu) và janggun (tướng quân).


Vào cuối thế kỷ 3 trước công nguyên, Trung Quốc phải đối mặt với thời kỳ biến động khi nhà Hán thay thế nhà Tần. Lúc này, nhiều người tị nạn và di dân đã di chuyển xuống phía Nam tới Gojoseon và Wiman (Vệ Mãn), người lãnh đạo của họ, đã lên ngôi vào năm 194 TCN và mở rộng lãnh thổ Gojoseon. Vào thời gian này, Gojoseon đã tiếp nhận văn hóa đồ sắt, phát triển nông nghiệp và thủ công đa dạng, tăng cường sức mạnh quân đội. Ngoài ra, Gojoseon đã cố gắng tận dụng lợi thế vị trí địa lý gần Trung Quốc để môi giới thương mại giữa các thế lực ở bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc, độc chiếm lợi nhuận. Điều này đã dẫn đến xung đột giữa Gojoseon và nhà Hán của Trung Quốc. Nhà Hán đã huy động lực lượng thuỷ quân và lục quân hùng hậu sang xâm lược Gojoseon. Gojoseon kiên cường chống lại cuộc tấn công và giành chiến thắng vĩ đại vào giai đoạn đầu của cuộc chiến, nhưng sau một năm chiến tranh, pháo đài thủ đô Wanggeomseong bị tàn phá, Gojoseon đã sụp đổ vào năm 108 TCN.



Table-type dolmen in Bugeun-ri, Ganghwa

Ngôi mộ đá cổ kiểu bàn ở thôn Bugeun-ri, Ganghwa



Mộ đá (Dolmens)

Những tàn tích thời cổ đại như kim tự tháp, Vạn Lý Trường Thành và bãi đá cổ Stonehenge,...vẫn thường được gọi là 7 kỳ quan thế giới. Trên bán đảo Triều Tiên cũng tồn tại những tàn tích có thể sánh ngang với những kỳ quan này. Đó chính là những ngôi mộ đá cổ. Hơn 40.000 ngôi mộ đá được phân bố trên bán đảo Triều Tiên, chiếm một nửa số ngôi mộ đá trên toàn thế giới.

Rất nhiều các cổ vật đa dạng như xương người, đồ đá, ngọc bích, đồ đồng đã được khai quật trong các ngôi mộ đá. Tuy nhiên, người ta chỉ có thể đưa ra những suy luận về kỹ thuật của thời điểm xây đắp, trong khi sự tồn tại của các ngôi mộ đá vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải.

Những ngôi mộ đá được phân thành mộ hình bàn và mộ hình bàn cờ vây theo hình dạng của chúng. Mộ đá hình bàn chủ yếu ở miền Bắc bán đảo Triều Tiên, được làm từ 4 khối đá dựng trên đất để làm thành mộ và đặt lên trên đó khối đá nóc. Mộ đá hình bàn cờ vây chủ yếu được tìm thấy ở khu vực miền Nam bán đảo Triều Tiên, trong đó mộ được dựng dưới lòng đất và đặt đá lên phía trên.

Các mộ đá thường được gọi là các lăng mộ, nhưng rất khó để nói chắc chắn điều này. Yi Gyu Bo, một học giả vĩ đại thời Goryeo ở thế kỷ 12, sau khi chiêm ngưỡng mộ đá đã để lại những ghi chép như sau trong sách của mình: "Người ta nói rằng những ngôi mộ đá được các vị thánh xưa đắp lên, nhưng đó quả là những kỹ thuật đáng kinh ngạc". Vào đầu thế kỷ 20, nhà truyền giáo người Mỹ Horace Underwood đã cho rằng những tảng đá này không liên quan đến những ngôi mộ mà được sử dụng như một vật hiến tế cho các vị thần đất. Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Hàn Quốc Son Jin Tae cũng giới thiệu câu chuyện dân gian nói rằng ngôi nhà bà lão Mago (hay bà lão phù thuỷ), một người khổng lồ xuất hiện trong truyền thuyết của Hàn Quốc, thường sống là ngôi mộ đá và cho rằng đó là bệ thờ.

Ngoại trừ khu vực Mãn Châu, các mộ đá hầu như không được tìm thấy ở Trung Quốc hay Nhật Bản. Tuy nhiên, những ngôi mộ đá cổ đã được tìm thấy rải rác trên khắp bán đảo Triều Tiên và cùng tồn tại với người Hàn Quốc trong hàng ngàn năm bất chấp gió mưa khắc nghiệt cho tới khi những ngôi mộ này bị ngừng xây dựng vào một thời điểm nào đó TCN.

Khi những điều này được biết đến, các học giả trên toàn thế giới đang rất chú ý đến tầm quan trọng của những ngôi mộ đá Hàn Quốc đối với lịch sử văn hoá nhân loại. Các mộ đá ở Ganghwa thuộc thành phố Incheon, Hwasun ở tỉnh Jeollanam-do và Gochang ở tỉnh Jeollabukdo đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 2000 và nhiều chuyên gia vẫn tiếp tục nghiên cứu lý do tập trung nhiều mộ đá trên Bán đảo Triều Tiên cũng như mối tương quan giữa các mộ đá ở Hàn Quốc, Châu Âu và Ấn Độ. 


Dolmen Park in Suncheon, Jeollanam-do

Công viên mộ đá (Dolmens) được xây dựng ở Suncheon, tỉnh Jeollanam-do