Giới thiệu về Hàn Quốc

KOREAN CULTURAL CENTER

  • Giới thiệu về Hàn Quốc
  • Xã hội
  • Chế độ lao động và phúc lợi

Hệ thống an sinh xã hội
 
Hàn Quốc đang vận hành một chế độ lao động và phúc lợi xã hội đáp ứng các tiêu chuẩn Quốc tế. Người lao động được đảm bảo ba quyền lợi và công chức, viên chức nhà nước cũng có quyền cơ bản được đảm bảo như người lao động mặc dù có một số hạn chế về quyền hành động tập thể.
 
Chế độ lương tối thiểu để bảo vệ quyền lợi thực tế của người lao động đã được áp dụng từ năm 1988. Mức lương tối thiểu theo luật định đã được tăng đều đặn và mức lương tối thiểu theo giờ được áp dụng vào năm 2020 là 8.590 won. Hàn Quốc cũng ban hành Đạo luật cơ hội việc làm bình đẳng, nghiêm cấm người phân biệt giới tính nam nữ trong tuyển dụng; chế độ tuyển dụng nghĩa vụ đối với người khuyết tật quy định tuyển người lao động khuyết tật theo một tỷ lệ nhất định.
 
Hàn Quốc cũng vận hành hệ thống bảo hiểm xã hội để phòng ngừa các tai nạn, thảm họa, bệnh tật, thất nghiệp, tử vong... Người lao động mua bảo hiểm tai nạn lao động để được bảo hiểm về tai nạn, bệnh tật hoặc tử vong xảy ra trong quá trình làm việc. Không chỉ người lao động mà tất cả người dân đều phải tham gia bảo hiểm sức khỏe toàn dân.
 
Tính đến năm 2018, 51,00 triệu người, tương đương 98,6% tổng dân số, đã và đang được hưởng bảo hiểm y tế do nhà nước điều hành. Hệ thống bảo hiểm y tế của Hàn Quốc là mô hình mẫu mực trên thế giới về cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao với mức giá thấp.
 
Người lao động cũng tham gia bảo hiểm việc làm phòng ngừa thất nghiệp. Khi người lao động có bảo hiểm việc làm phải nghỉ việc không phải vì lý do cá nhân, họ có thể nhận được 50% tiền lương trong một thời gian nhất định và được đào tạo lại để xin việc. Ngoài ra, người lao động cũng tham gia bảo hiểm hỗ trợ thôi việc và trợ cấp hưu trí để chuẩn bị cho cuộc sống sau khi về hưu.
 
Thêm vào đó, người lao động có thể được nghỉ phép trong một năm để chăm sóc con nhỏ mà vẫn được nhận một phần tiền lương. Phụ nữ mang thai được nghỉ tổng cộng 90 ngày trước và sau khi sinh. Người chồng cũng có thể xin nghỉ phép chăm vợ sinh và chăm sóc con nhỏ.


Sau khi vào tiểu học, trẻ em sẽ nhận được dịch vụ lớp học chăm sóc. Lớp học chăm sóc cả ngày được mở rộng cho toàn bộ học sinh tiểu học.
 
Cùng với sự gia tăng số người cao tuổi, phúc lợi cho người cao tuổi cũng trở thành một vấn đề xã hội quan trọng. Để làm được điều này, Hàn Quốc đã áp dụng chế độ bảo hiểm chăm sóc dài hạn để hỗ trợ điều trị bệnh nhân tuổi già, chế độ lương hưu cơ bản cung cấp lương hưu tối thiểu cho người cao tuổi.
 
Ngoài ra, thông qua hệ thống trách nhiệm Quốc gia về chứng mất trí nhớ được triển khai từ năm 2018, nhằm giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân sa sút trí tuệ nghiêm trọng, bảo hiểm y tế cũng được áp dụng cho kiểm tra nhận thức thần kinh và chẩn đoán hình ảnh (VD: MRI, CT,...) để chẩn đoán chứng mất trí nhớ.


Hệ thống thông tin của cơ quan hành chính
Hàn Quốc có hệ thống hành chính hiệu quả sử dụng kỹ thuật công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ thông tin trong việc thông quan, sáng chế, kế toán, quản lý thiên tai, quản lý xuất nhập cảnh, thuế tài chính, phân loại thư từ, giải quyết yêu cầu người dân, thông tin tuyển dụng, thông tin giao thông, tài liệu dịch vụ tiếp dân, thông tin chứng minh nhân dân…

Bốn loại bảo hiểm xã hội
Tất cả mọi công dân Hàn Quốc đều có nghĩa vụ mua bốn loại bảo hiểm xã hội (bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm y tế, hưu trí và bảo hiểm thất nghiệp). Chi phí cho bốn loại bảo hiểm chính này là do cá nhân, công ty và nhà nước đồng chi trả.


Được thành lập năm 2001, Bộ Phụ nữ Hàn Quốc hiện nay mở rộng nhiệm vụ thành Bộ Phụ nữ và Gia đình Hàn Quốc, phụ trách chính sách gia đình đa văn hóa, thanh thiếu niên. Trong vòng 65 năm thành lập chính phủ, vào năm 2013 chính phủ Hàn Quốc đã có nữ tổng thống đầu tiên.  


Theo chỉ số bất bình đẳng giới (GII) do Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) thực hiện qua điều tra với 189 nước năm 2018, Hàn Quốc được đánh giá là quốc gia đứng thứ 10 thế giới về bình đẳng giới