Giới thiệu về Hàn Quốc

KOREAN CULTURAL CENTER

  • Giới thiệu về Hàn Quốc
  • Thể thao
  • Nâng cao vị thế qua việc tổ chức các cuộc thi quốc tế

Kể từ khi chính phủ Đại Hàn Dân Quốc ra đời((15/8/1945), nền thể thao của Hàn Quốc đã đạt được những thành quả vượt bậc. Đặc biệt, kể từ sau Thế vận hội Mùa hè lần thứ 21 tổ chức năm 1976 tại Montreal và Thế vận hội Mùa hè lần thứ 23 tổ chức năm 1984 tại Los Angeles, Hàn Quốc đã vươn lên duy trì là cường quốc về thể thao nằm trong mười nước có nền thể thao mạnh. Điều này có thể thấy qua việc các Cuộc thi lớn trên thế giới, Đại hội thể thao châu ÁĐại hội thể thao sinh viên thế giới như Thế vận hội Mùa hè, Thế vận hội Mùa đông, Giải bóng đá thế giới, Giải Vô địch Điền kinh Thế giới… đã được tổ chức tại Hàn Quốc.


Thế vận hội Mùa hè Seoul 1988 lần thứ 24

 

Thế vận hội mùa hè lần thứ 24 được tổ chức tại Seoul năm 1988. Đó là thế vận hội quy mô lớn nhất trong lịch sử thời điểm đó, với 13.304 vận động viên đến từ 160 quốc gia. Tinh thần chính của thế vận hội là “hòa giải và tiến bộ” với các mục tiêu "tham gia nhiều nhất, hòa hợp tốt nhất, thành tích cao nhất, an toàn nhất, tiết kiệm nhất". 

Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ hai ở châu Á và thứ 16 trên thế giới đăng cai thế vận hội Olympic. Các cuộc thi được tổ chức gồm 23 môn thể thao chính thức và 2 môn trình diễn. Tổng xếp hạng, Hàn Quốc đứng vị trí thứ 4, với 12 huy chương vàng, 10 huy chương bạc và 11 huy chương đồng.


 

 

Ý nghĩa thực sự của Thế vận hội Olympic Seoul lần thứ 24 là một thế vận hội hòa hợp kết nối thế giới phương Đông và Tây. Nếu thấy hiện thực trong Thế vận hội Mùa hè Moscow năm 1980  lần thứ 22 có các nước phương Tây, Thế vận hội Mùa hè Los Angeles 1984 lần thứ 23 có các nước phương Đông đã không tham dự đã chỉ còn là thế vận hội Olympic một nữa thì lần tổ chức này mang ý nghĩa hết sức to lớn.

 

Thế vận hội Olympic Seoul lần thứ 24 đã khắc phục được tranh chấp tư tưởng và phân biệt chủng tộc theo tinh thần của hiến chương Olympic, đồng thời trở thành cơ hội để Hàn Quốc phát triển, quảng bá văn hóa, truyền thống và tiềm năng của người Hàn Quốc ra toàn cầu.

 

Người hâm mộ đang cùng nhau cổ vũ tại quảng trường trước tòa thị chính Seoul trong một trận đấu bóng đá World Cup Hàn Quốc - Nhật Bản 2002 lần thứ 17. Văn hóa cổ vũ quy mô lớn cùng thông điệp cổ vũ đặc biệt đã được hình thành. Đến tận bây giờ, mỗi khi có trận đấu quan trọng đều có sự cổ vũ của "Quỷ đỏ".


 

Giải bóng đá vô địch thế giới Hàn Quốc - Nhật Bản 2002 lần thứ 17


Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup đã được tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản trong 31 ngày, từ ngày 31/5/2002 đến ngày 30/6/2002. Đây là giải đấu đầu tiên trong lịch sử World Cup có hai nước đồng tổ chức.

 

Giải vô địch bóng đá thế giới lần này là giải đấu đầu tiên được tổ chức ở một châu lục khác ngoài châu Âu và châu Mỹ. Giải vô địch bóng đá thế giới Hàn Quốc - Nhật Bản lần thứ 17 đã tạo nên một loạt các kết quả không ngờ, trong đó điều bất ngờ nhất có lẽ là việc Hàn Quốc vào đến vòng bán kết. Đây cũng là một dịp để tiết lộ một khía cạnh khác của người Hàn Quốc cho toàn thế giới: đó là sự ủng hộ cuồng nhiệt của những người hâm mộ bóng đá mang tên "Quỷ đỏ" trong chiếc áo phông đỏ. Tiếng reo hò, cổ vũ của "Quỷ đỏ" lan rộng ra công chúng, tạo ra một nền văn hóa cổ vũ mới gọi là cổ vũ đường phố. Sự cổ vũ nhiệt tình của đám đông tràn ngập đường phố giữa đêm đã gây ấn tượng với toàn thế giới.

 

 

Giải vô địch điền kinh thế giới 2011


Giải vô địch điền kinh thế giới được tổ chức tại Daegu từ ngày 27/8 đến ngày 4/9 năm 2011. Tại thành phố quốc tế nằm ở phía Đông Nam của Hàn Quốc, nơi có sự kết hợp giữa lịch sử và công nghệ hiện đại, cuộc thi này đã được tổ chức với sự theo dõi của hơn 100 triệu khán giả trên thế giới. Sân vận động Daegu cũng là địa điểm tổ chức nhiều giải thi đấu thể thao quốc tế khác như World Cup 2002 và Đại hội thể thao sinh viên thế giới (Universiade) mùa hè 2003. Bảng điện tử chất lượng cao kết hợp công nghệ ICT tiên tiến tại giải vô địch điền kinh thế giới Daegu năm 2011, hiển thị tốc độ chạy tới đơn vị một phần trăm giây, mang lại cho người hâm mộ thế giới những ấn tượng sống động về cuộc thi điền kinh.


Các thí sinh thi đấu chạy vượt rào tại Giải vô địch điền kinh thế giới IAAF 2011 ở Daegu.


 

Đại hội thể thao sinh viên thế giới mùa hè 2015

Đây là Đại hội Thể thao quốc tế được tổ chức từ ngày 3/7 đến ngày 14/7/2015 tại thành phố Gwangju với tổng 17,036 vận động viên đến từ 143 quốc gia tham dự thuộc 21 hạng mục thi.

 

Hàn Quốc đã tổ chức Đại hội Thể thao sinh viên thế giới mùa đông Muju năm 1997 và Đại hội Thể thao sinh viên mùa hè Daegu năm 2003, sau đó là Đại hội Thể thao mùa hè lần thứ 3.

 

Các VĐV đội tuyển khúc côn cầu trên băng Nam - Bắc Hàn đang thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang 2018.

 


Đội tuyển Nam - Bắc Hàn bước vào lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang 2018.

 

 

Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang 2018

 

Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang được tổ chức từ ngày 9/2 đến ngày 25/2 năm 2018 là sự kiện thể thao mùa đông lớn nhất trong lịch sử. 2.920 vận động viên từ 92 quốc gia đã tham gia, trong đó 6 quốc gia bao gồm Nigeria, Eritrea, Malaysia, Singapore, Ecuador và Kosovo đã lần đầu tiên tham gia Thế vận hội Mùa đông, mở rộng nền tảng của thể thao mùa đông. Với chất lượng băng tuyệt vời, 3 kỷ lục thế giới và 25 kỷ lục thế vận hội đã được tạo ra. Số lượng vé bán ra cũng được coi là một thành công lớn với khoảng 1.080.000 vé được bán.


Ngoài ra, Pyeongchang là thế vận hội đầu tiên áp dụng công nghệ 5G, công nghệ thực tế ảo 360 độ (VR), ảnh toàn ký, dịch vụ Internet vạn vật (IoT) và ứng dụng điện thoại thông minh… Đài CNN đã đưa tin "Thế vận hội Pyeongchang là thế vận hội công nghệ cao nhất từng có trong lịch sử nhờ công nghệ 5G".

 

Trên tất cả, Thế vận hội Pyeongchang được thế giới ghi nhớ là thế vận hội hòa bình, thể hiện tốt nhất các giá trị và tinh thần của thế vận hội. Bắc Triều Tiên đã cử phái đoàn lớn nhất từng tham gia Thế vận hội Mùa đông bao gồm 22 VĐV, 229 người cổ vũ và 27 quan chức cấp cao. Các VĐV Nam - Bắc Hàn đã cùng sánh vai bước vào buổi khai mạc. Đội nữ khúc côn cầu trên băng tham gia với tư cách là đội Nam - Bắc Hàn đầu tiên trong lịch sử Olympic.


Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang cũng là thế vận hội văn hóa với khoảng 1800 chương trình, sự kiện được tổ chức gồm các chương trình kết hợp giữa làn sóng Hàn Quốc hallyu và văn hóa truyền thống.


Tại Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang, Hàn Quốc đã đạt vị trí thứ 7 với 5 huy chương vàng, 8 huy chương bạc, 4 huy chương đồng.  Qua đó, có thể thấy Thể thao mùa đông Hàn Quốc phát triển vượt bậc qua việc đạt huy chương ở các bộ môn đa dạng như trượt băng nằm sấp, xe trượt lòng máng, bi đá trên băng… không chỉ có môn thể thao trên băng. Tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympic, Hàn Quốc kết thúc ở vị trí thứ 16 với huy chương vàng của môn trượt tuyết băng đồng.


Danh sách huy chương  Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang 2018


Choi Min-jeong (Trượt băng ngắn).

Sau khi vượt qua nỗi đau khi bị loại ở cự li 500m, cô đã giành được hai huy chương trong nội dung trượt băng ngắn của nữ bằng cách thắng cách áp đảo ở chặng đua tiếp sức 1.500m và 3.000m.

Yun Sung-bin (Trượt băng nằm sấp).

Yun trở thành vị vua mới của trượt băng nằm sấp tại Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang 2018 khi anh giành được huy chương vàng với chiến thắng áp đảo trong bộ môn thể thao này tại Olympic.

Bi đá trên băng (nữ).

Nhóm 5 thành viên Kim Eun-jung, Kim Kyung-ae, Kim Sun-young, Kim Young-mi và Kim Cho-hee đã thi đấu với năng lượng tràn ngập trong mỗi trận đấu, được người hâm mộ yêu mến đặt cho tên gọi "Đội Kim". Đội tuyển bi đá trên băng của Hàn Quốc đã lần lượt đánh bại những đối thủ mạnh nhất, tiến vào trận chung kết nhưng để mất chiến thắng trước Thụy Điển và giành huy chương bạc.